Quy trình SEO website của chúng tôi

Quy trình SEO website Quy trình SEO website của quý khách hàng chuyên nghiệp, tốt nhất tại Hải Phòng, mang đến doanh thu lớn cho khách hàng, đưa website quý khách hàng lên Top Google
  

Quy trình thực hiện dịch vụ SEO :

Giai đoạn I: Đánh giá toàn bộ chiến dịch SEO cho website

  • Đánh giá thực trạng website về mặt: Domain, tuổi domain, Nội dung website, cấu trúc website, PR (PageRank)
  • Đánh giá ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và website.
  • Phân tích đối thủ về ngành nghề kinh doanh cùng ngành.
  • Đánh giá về từ khóa khách hàng cần đưa vào chiến dịch SEO.
  • Đánh giá hành vi người dùng với từ khóa theo yêu cầu của khách hàng.
  • Đưa ra danh sách các từ khóa cần SEO cho khách hàng
  • In toàn bộ nội dung dự án SEO cho khách hàng
     

  Quy trinh SEO hai phong  

Giai đoạn II: Tổ chức các chiến dịch SEO

1. Tối ưu hóa nội dung – SEO Onpage

  • Chọn danh sách các từ khóa phù hợp chiến dịch SEO.
  • Tối ưu hóa về mặt cấu trúc của website, bao gồm: CSS/XHTML, SEF, Web 2.0, Metakey, Googlebot, SitemapXML, RSS, Coment, DIV /Table, JavaScript, tối giản Code trên XHTML, Images, Flash, Video.
  • Điều chỉnh nội dung hiện tại của website.
  • Tổ chức tối ưu hơn đối thủ về 3 mặt kể trên.
  • Tăng chất lượng nội dung bài biết cho nhóm từ khóa SEO.
  • Điều chỉnh và tổng hợp nội dung phù hợp với từ khóa trên On-site.

2. Tối ưu hóa SEO Offpage

  • Liên kết các baif viết phù hợp với từ khóa trên các site có PR cao.
  • Tổ chức chiến dịch đăng bài viết trên Site có PR cao, liên kết website.
  • Phương án nội dung trên OffPage phù hợp với từ khóa.
  • Đối ngoại Website phù hợp với từ khóa.
  • Submit website lên các Directory quan trọng

Giai đoạn III: Theo dõi và điều chỉnh chiến dịch SEO

  • Theo dõi website qua Google Analytics, Google webmaster Tools.
  • Cập nhật APIs (Google Maps, Local Businuess Center, Search On-Site APIs).
  • Check thứ hạng và cập nhật
  • Theo dõi hành vi tìm kiếm của người dùng và điều chỉnh “Keyword”.
  • Điều chỉnh chiến dịch SEO.
  • Công cụ phân tích Keyword trên trang để xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.

 

Giá làm SEO tại Hải Phòng

 Trung tâm SEO Hải Phòng báo giá làm SEO cho các doanh nghiệp theo các bảng dưới đây:

 

BẢNG GIÁ SEO THEO TỪ KHÓA

Số từ trong “1 cụm từ khóa” 2 3 4 >=5
 Chi phí/tháng (kết quả tìm kiếm <1.000.000) 1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

Chi phí/tháng (kết quả tìm kiếm 1.000.000-10.000.000)

1,600,000

1,400,000

1,200,000

1,000,000

 Chi phí/tháng (kết quả tìm kiếm >10.000.000)

2,000,000

1,600,000

1,400,000

1,200,000

Cam kết vị trí (tối đa 2 tháng)

Top 10

Top 10

Top 10

Top 10

Cam kết vị trí (tối đa 4 tháng)

1-5

1-5

1-5

1-5

Hoàn phí khi không đạt kết quả 

Thanh toán

3 tháng/lần

3 tháng/lần

3 tháng/lần

3 tháng/lần

Hợp đồng tối thiểu

6 tháng

6 tháng

6 tháng

6 tháng

 

Báo giá các dịch vụ SEO theo Gói 

Plan 1

Plan 2

Plan 3

Plan 4

Số từ khóa, keyword

3

4

6

9

Phân tích  đối thủ cạnh tranh,

Cấu hình file .htaccess, Rewrite URL, WWW và None WWW

Tạo file sitemap.xml tự động, Tạo file robots.txt

Cài đặt Google Analytics, Google webmaster Tools

Tối ưu hóa thẻ IMG, Alt, Title, H, liên kết nội bộ, Nofollow,…

Tối ưu hóa các trang nội dung (từng Landingpage)

3

4

6

9

Kiểm tra website trên Google

Quảng bá trên Face Book

Quảng bá website lên Gplus, cài đặt Google Palce

không

không

Số trang được trang được tối ưu hóa

>5

>10

>10

>10

Trao đổi với các trang có PR từ 2-5

10

10

10

10

Đăng ký  vào các bộ máy tìm kiếm, các diễn đàn, Directory

100+

150+

200+

300+

Cam kết vị trí kết quả tìm kiếm (Google/ trang)

1-5

1-5

1-5

1-5

Cam kết nâng Google Page Rank

3

3

>=3

>=4

Hợp đồng tối thiểu

04 tháng

05 tháng

06 tháng

09 tháng

Gửi báo cáo kết quả hàng tháng

không

không

Hoàn phí 100% khi không đạt kết quả

Cước phí dịch vụ (VNĐ)/ 1 tháng

2.000.000

4.000.000

6.000.000

8.000.000

Thanh toán

Theo quý

Theo quý

Theo quý

Theo quý

LIÊN HỆ  Mr Tuấn  – 0945235899

Dịch vụ SEO tại Hải Phòng

Dịch vụ SEO tại Hải Phòng Trung tâm SEO Hải Phòng là trung tâm thiết kế web chuyên nghiệp tại Hải Phòng, dịch vụ đăng ký tên miền, dịch vụ cho thuê Hosting chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh, Dịch vụ SEO, quảng bá website.
 

Dịch vụ SEO tại Hải Phòng

Dich vu Seo Hai Phong

 

Dịch vụ SEO ở tại Hải Phòng

Ngoài dịch vụ thiết kế web tại Hải Phòng, toàn Quốc, Trung tâm SEO Hải Phòng còn cung cấp dịch vụ SEO Top10 trên công cụ tìm kiếm Google– dịch vụ quảng bá website, giúp đưa các trang web của quý khách hàng đứng ở những vị trí cao nhất trong kết quả tìm kiếm.

Dịch vụ SEO của chúng tôi đáp ứng được nhu cầu rất lớn của quý khách hàng, cam kết SEO website trong thời gian ngắn nhất với chi phí hợp lý.

 Quy trình Dich vu SEO tai Hai Phong của HPSOFT là quy trình SEO được đánh giá tốt nhất với các bước như sau:

1. Phân tích Website của quý khách

2. Nghiên cứu và phân tích từ khóa (những từ khóa có lượng tìm kiếm cao, thấp,..)

3. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh (đối thủ cùng SEO những từ khóa như bạn)

4. Xây dựng và tối ưu cấu trúc website (tối ưu Onpage)

5. Bắt đầu xây dựng liên kết, BackLink

6. Tối ưu nội dung website

7. Tiếp tục xây dựng liên kết, BackLink

8. Phân tích đánh giá hiệu quả

9. Tối ưu lại website

 Dịch vụ SEO chuyên nghiệp hàng đầu tại Hải Phòng 2010 

Định hướng nội dung SEO thông minh qua Landing Pages và Keywords

Search Engine (Bộ máy tìm kiếm) Google thường xuyên update thuật toán cũng như nghiên cứu đưa ra các thuật toán mới nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm và thỏa mãn người dùng. Vậy với mỗi SEOer người hàng ngày làm và kiếm sống bằng việc tối ưu hóa website cho bộ máy tìm kiếm liệu đã có cái nhìn đúng đắn về nội dung mình cung cấp cho người dùng có đúng như những gì họ mong đợi khi tìm kiếm.

Bài viết trước mình đã chia sẻ với các bạn cách tư duy thế nào để tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi CRO thông qua các keywords. Bài viết này sẽ đi sâu vào vấn đề cung cấp nội dung thế nào cho từng dạng keywords cụ thể thông qua landing pages.

Landing Pages là gì ?

Landing Pages ( Trang đích hay Trang mục tiêu ) là một page trên website giúp webmaster ( hoặc chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu website ) cung cấp thông tin cũng như nắm bắt và dẫn dắt người tìm kiếm hướng tới thông tin mà họ muốn quảng bá.

Một landing pages nhằm mục tiêu hướng tới việc thuyết phục một người truy cập vào sẽ có những hành động cụ thể và mong muốn.

Ví dụ: Bài viết này đối với mình là một landing pages và mục tiêu của mình là các bạn sau khi đọc xong bài viết này sẽ tìm hiểu bài viết cũ hơn của mình về research keywords tối ưu hóa tỉ lệ CRO mà không phải bài viết nào khác trên website. Vậy tức là mình đã thành công mục tiêu của landing pages khi điều hướng các bạn hành động theo mục đích của mình.

kingsley-judd-wine

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi tại Landing Pages

Khách truy cập – người dùng truy cập website của bạn thông qua keywords, với mỗi dạng keywords khác nhau mong muốn và nhu cầu cũng rất khác nhau. Nhiệm vụ đối với mỗi SEOer là hiểu được khách đang muốn gì và trông đợi điều gì ở kết quả họ tìm thấy (website của bạn)

Mỗi nhóm keywords có một landing pages cụ thể khác nhau

Như các bạn đã biết, mình có đề cập đến vấn đề chia bộ nhóm keywords thành 3 nhóm khác nhau, gồm keywords chính, keywords chuyển đổi, keywords liên quan mục đích khi các bạn thiết kế nội dung cho các keywords này có hệ thống hơn và điều hướng tốt hơn trong website.

Keywords chính – vị trí đặt và điều hướng:

Thông thường keywords chính là các dạng short keywords ( Chiếm khoảng 96,69 % – Theo thống kê ), vị trí đặt thường tại Home page, Category (Phổ biến), Article (Hiếm gặp).

Có một vài ích lợi khi đặt vị trí keywords chính tại các landing pages trên:

  • Có độ Trust cũng như tập trung links nhiều nhất trong website
  • Nhiều lựa chọn điều hướng cho khách truy cập
  • Khách truy cập dễ dàng lựa chọn nội dung họ mong muốn trong website

Ví dụ: Mình có một keyword là “giày da cao cấp”, người tìm kiếm keyword này khi không biết thực sự mình muốn chính xác điều gì mà mới chỉ muốn tìm giày da nhưng thuộc loại cao cấp. Giày da thì có giày nam và giày nữ, giày da bò, da đà điểu hoặc da cá sấu. Vì vậy với keyword này mình nên đặt ở trang chủ hoặc danh mục để người dùng có lựa chọn hợp lí nhất với nhu cầu tìm kiếm.

Keywords chuyển đổi – vị trí đặt và điều hướng:

Keyword chuyển đổi, gần như chắc chắn là dạng longtail keywords ( Trừ một số trường hợp đặc biệt vẫn có short keywords có giá trị chuyển đổi cao ). Vị trí đặt của những keywords này tùy thuộc vào nội dung của keywords đó mà nên đặt ở đâu sao cho có chuyển đổi tốt nhất với mục đích SEO.

Ưu điểm khi đặt keywords chuyển đổi vào đúng landing pages:
  • Thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng
  • Tăng cao giá trị chuyển đổi nhờ hiểu tâm lý khách hàng hơn
  • Khả năng SEO và lên TOP dễ hơn, nội dung focus keywords

Ví dụ: Có keyword “giày nam da cá sấu đẹp” hoặc “giày da nam cá sấu đẹp năm 2014”. Tâm lý tìm kiếm của người tìm kiếm là mong muốn có một đôi giày da cá sấu dành cho nam giới nhưng được đánh giá là đẹp, tốt nhất nên là đẹp nhất của thời điểm năm 2014. Với keyword này, các bạn nên SEO vào 1 sản phẩm mục tiêu của mình, hoặc 1 bài viết giới thiệu về sản phẩm mục tiêu. Trong đó nội dung bài viết hướng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm này đồng thời đưa cho họ những sản phẩm liên quan cùng loại ( Chú ý

Keywords liên quan – vị trí đặt và điều hướng:

Keywords liên quan, những keywords cùng lĩnh vực với bạn nhưng có thể chỉ mang lại cho bạn traffic ( lưu lượng truy cập ) mà không mang lại nhiều về mặt chuyển đổi. Vị trí của những keywords này chỉ nên đặt tại article trong một category quy hoạch riêng.

Nhưng liệu có phải những keywords này không có giá trị nhiều, theo đánh giá của mình chúng vẫn rất có giá trị. Đó là giá trị về mặt impression của thương hiệu!

Biểu đồ tăng trưởng của impression

Ví dụ: Website của bạn chỉ bán giày nam, vậy keywords liên quan của bạn là “giày nữ công sở” chẳng hạn. Bạn không bán sản phẩm giày nữ, nhưng khi có người truy cập website của bạn thông qua keywords liên quan ở trên. Bạn nhận được 1 impression và mức độ ghi nhớ thương hiệu tùy thuộc vào landing pages của bạn đối với keywords liên quan này. Tương lai có thể họ sẽ giới thiệu website của bạn với những người có nhu cầu.

Lời kết

Lựa chọn landing pages và nội dung trên landing pages thông minh, đúng với nhu cầu và mục tiêu của khách hàng cũng như website. Bạn sẽ nhận được tỉ lệ chuyển đổi đáng kể cũng như nâng cao giá trị thương hiệu, thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Mà người dùng chính là đối tượng Search Engine hướng tới khi thay đổi và nghiên cứu thuật toán.

Định nghĩa các nguồn traffic cho website/blog

Để có được lợi nhuận trên blog thì bạn phải hiểu được một điều “Traffic chính là con đường duy nhất đem tới lợi nhuận cho bạn” . Dù là bất kì hình thức kiếm tiền nào trên mạng nào :

  • CPA (Cost Per Action) – Kiếm tiền khi có người thực hiện một hành động nhất định do người đưa ra đề nghị muốn (Đăng ký Forum , Mua sản phẩm hay bất cứ công việc nào khác)
  • PTP (Paid to Promote) – Kiếm tiền nhờ việc quảng cảo , đặt Ads , rút gọn link ,v.v . Mình không được hưởng lợi khi người đó mua hàng .
  • Sell – Kiếm tiền khi có người mua sản phẩm của chính bạn hay công ty bạn
  • v,v

Tất cả các hình thức trên đều cần có Traffic để có thể tạo ra lợi nhuận .  Vì thế việc bạn thu hút được bao nhiều traffic sẽ quyết định “tháng này bạn ăn gì !”

Nguồn traffic chính cho blog

Mục tiêu traffic phải đông nghẹt như thế này !

Để thu hút được traffic ta cần biết được có những nguồn Traffic nào . Cũng giống như để bán hàng ta cần kiếm khách hàng từ đâu . Vì khách hàng sẽ không tự dưng xuất hiện trước mặt ta!

Lời nói đầu

Trước khi vào trọng tâm bài viết mình xin có một chút giới thiệu về bản thân để cho các bạn thuận tiện gọi tên , xưng hô trong Comment ^^~ .

Mình tên là Đỗ Quang Đạt , Nơi sinh ở Hà nội , quê ở Bình Định . Hiện tại đã Forever Alone được hơn 10 năm rồi  :*

Có chút kĩ năng trong SEO , thu hút Traffic và chiến thuật quảng cáo . Phần code kiếc thì mình mù tịt  :help:

Bla bla bla bla , giới thiệu vậy đủ rồi . Bạn nào muốn biết chi tiết có thể ghé Blog mình trò chuyện sau nhé !

4 nguồn Traffic chính

Theo Google Analytics thì chúng ta có 3 nguồn Traffic chính ( WTF , tiêu đề là 4 !! ) .

Như hình bên trên thì có các nguồn sau :

  1. Traffic Trực tiếp (Direct Traffic)
  2. Traffic giới thiệu (Referal Traffic)
  3. Traffic tìm kiếm ( Search Traffic)

Mình bỏ traffic chiến dịch vì mình từ nhỏ thích xài hàng miễn phí nên chưa sử dụng lần nào ! Vì vậy xin phép không nêu , hồi viết hướng dẫn bậy bạ lung tung lại mất uy tín ^^~ .

Như  tiêu đề trên đã nói thì có 4 nguồn mình sẽ giới thiệu cho các bạn . Mình pro hơn Google ở chỗ là có thể tính toán được lượng Traffic đó , Google sẽ không thể tính toán chính xác được .

=> Đó chính là Traffic Offline , từ tờ rơi , các buổi hội thảo , Offline họp mặt , v.v

Traffic trực tiếp là gì ?

Traffic trực tiếp được tính bằng các hành động sau :

  • Người dùng gõ địa chỉ lên Trình Duyệt Web
  • Click vào trong Status yahoo
  • Click vào link bên trong Email
  • Click vào link trong Skype hay một số phần mềm chat khác !
  • Mình chỉ biết nhiêu đó thôi .

Lợi ích và cách tăng traffic của hình thức này mình đã làm một bài viết bên Blog mình rồi nên không viết lại tránh dài dòng và Duplicate Content .

Nếu bạn chưa đọc và muốn hiểu sâu hơn thì link đây : Lợi ích và thủ thuật tăng Traffic trực tiếp

Traffic giới thiệu là gì ?

Là khi một người khách click vào link website của bạn trên một website của người khác . Giống như bạn vừa click vào link bài viết bên trên để đọc bài viết ở Blog của mình ( Nếu chưa hiểu click thử sẽ rõ  :bye: ) .

Đặc điểm của Traffic này :

  • Nhiều nguồn đa dạng , vô số Blog , website bạn có thể đặt link .
  • Để người xem có thể click vào link . Nghĩa là phải có link trên website , nghĩa là có 1 Backlink cho bạn !
  • Website trước khi vào đã được chủ thớt quảng cáo ! Không ai đặt link không có giá trị lên website của mình cả !
  • v.v

Traffic giới thiệu cũng có rất nhiều dạng nhỏ như : Social Traffic , Guest Post Traffic , Ads Traffic , v.v

Traffic tìm kiếm là gì ?

Cái này mình nghĩ hầu như ai cũng biết ! . Khi bạn tìm kiếm từ khóa thachpham.com hay i-mhow.com và click vào link hiện trên kết quả tìm kiếm .

Thì cái Click đó được tính là 1 Traffic tìm kiếm cho Blog mà bạn vừa click .

Lợi ích của dạng traffic này :

  • Tăng thứ hạng Rank trên Search Engine
  • Target đúng khách hàng
  • v.v

Traffic offline là gì ?

Traffic này đúng theo Google Analytics nó sẽ được liệt kê vào phần Traffic Trực tiếp vì thường mọi người gõ thẳng địa chỉ website có được từ tờ rơi , hội thảo , gặp mặt , Offline ,v.v lên thanh địa chỉ .

Dù ít được phát triển do đây là ngành chủ yếu sử dụng Internet nhưng mình nghĩ nguồn traffic này rất tiềm năng .

Lí do :

  • Tìm kiếm khách hàng không biết sử dụng Internet !!!
  • Đem lại khách hàng cực nhanh , tới thẳng công ty để hợp tác.
  • Tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng chính thức rất cao.
  • Tăng độ uy tín của thương hiệu.
  • v.v

Chỉ nhiêu đó thôi đã thấy lợi ích to lớn của nguồn Traffic này rồi !

Lời kết

Do là bài mở đầu nên mình xin viết tóm gọn , ngắn và chỉ có lý thuyết suông !!! Cơ bản mình cũng thích thực hành hơn nên từ bài viết tiếp theo “Tiềm năng Traffic từ Guest Post” mình sẽ hướng dẫn từ A->Z cách chuẩn bị tơi việc kết thúc . Viết báo cáo ….

SEO là gì? Định nghĩa đầy đủ về SEO

Khi bạn bước chân vào lĩnh vực làm web thì chắc chắn ít nhiều gì bạn cũng đã từng nghe qua về cụm từ SEO và nhiều người khuyên bạn nên học SEO. Vậy SEO nó là cái gì? Ứng dụng thực tế và lợi ích của nó ra sao mà nhiều người mê mẩn đến như vậy?

Trong bài viết này mình sẽ giải thích cho bạn qua về khái niệm SEO theo cách hiểu của riêng mình để bạn có thể dễ dàng biết được SEO nó là cái gì để bắt đầu đọc hiểu các bài khác trong chuyên mục SEO của Thachpham.com

SEO là gì?

Tất nhiên là chúng ta không ăn trực tiếp được rồi, nhưng nó sẽ giúp chúng ta đạt được những “miếng ăn” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trước tiên, bạn hãy nhìn tấm ảnh dưới đây:

Giải thích về SEO

Nhìn thì ai cũng biết đó là những kết quả khi ta tìm kiếm với từ khóa “nghe nhac“, những kết đầu tiên của trang tìm kiếm hầu như toàn những website nghe nhạc hàng đầu Việt Nam. Nhưng các bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao những trang đó được đưa đầu? Vì đó là những website nổi tiếng và nhiều người truy cập ư? Cũng đúng thôi, nhưng bạn thấy đó, NhacCuaTui cũng nhiều người truy cập và thậm chí còn tốt hơn trang nhac.vui.vn mà tại sao nó chỉ nằm hạng 3? Sự khác biệt ở đây đó chính là những phương pháp tăng thứ hạng trên máy tìm kiếm, hay còn gọi theo đúng cụm từ chuyên môn của nó là SEO.

SEO là chữ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (dịch theo nghĩa tiếng Việt là Tối ưu hóa máy tìm kiếm). Công việc SEO nghĩa là phân tích phương thức hoạt động và các thuật toán của máy tìm kiếm và sử dụng một số thủ thuật đơn giản hoặc phức tạp để cải thiện thứ hạng của website trên một số từ khóa nhất định. Ngắn gọn và dễ hiểu đúng không nào.

Các máy tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Trước khi nghiên cứu về SEO thì tất cả chúng ta đều phải biết sơ qua phương thức hoạt động của các máy tìm kiếm để thu thập nội dung trên các website, từ đó giai đoạn học SEO của bạn sẽ nhanh hơn và áp dụng chính xác hơn.

Các máy tìm kiếm sẽ có những “robot” (hay còn gọi là bot, spider..v.v..)  tìm kiếm có nhiệm vụ là đi “lùng sục” các website mà nó biết rồi tiến hành thu thập dữ liệu. Bạn phải nhớ rằng, bot tìm kiếm không giống như một con người thực thụ mặc dù bot tìm kiếm hiện nay khá thông minh so với các phiên bản vài năm trước nhưng sự thật thì nó vẫn là một cỗ máy và làm việc theo một trình tự nhất định.
Các trình tự đó bao gồm thu thập dữ liệu (crawling) thông qua nội dung HTML của website theo thứ tự từ trên xuống dưới để xem tất cả những nội dung gì mà website đang có. Các bot tìm kiếm có thể tiếp tục crawl từ trang này đến trang khác thông qua các liên kết (có thể gọi là Sơ đồ liên kết). Nghĩa là nếu như website của bạn được liên kết chặt chẽ với nhau thì bot tìm kiếm sẽ crawl được nhiều trang hơn vì   chúng có mặt trên website chỉ trong một thời gian nhất định. Ngược lại, vì bot không phải là người thật nên chúng chỉ đọc dược các nội dung thông qua văn bản thông thường, hoàn toàn không thể xem flash hay javascript hoặc các thư mục được bảo mật. Điều này có nghĩa là nếu bot tìm kiếm không thể crawl những trang nào thì các trang đó sẽ không thể xuất hiện trên trang tìm kiếm của nó (Google, Yahoo, Bing…v.v..).

Sau khi các bot tìm kiếm thu thập được những dữ liệu cần thiết, bước kế tiếp của nó là tiến hành lập chỉ mục (indexing) các trang của website. Các trang được lập chỉ mục sẽ được lưu trữ vào một kho dữ liệu khổng lồ trên máy tìm kiếm, sau này các trang được lưu ở đó sẽ được lấy ra để hiển thị trên các kết quả tìm kiếm sau khi đã tiến hành phân tích và áp dụng một số thuật toán. Các bot tìm kiếm sẽ dựa vào một vài yếu tố nhất định để xem có nên đưa một liên kết nào đó lên trang kết quả của máy tìm kiếm (Search Engine Results Page – SERP) hay không. Chính vì lẽ thế, công việc của những người làm SEO sẽ tiến hành tối ưu hóa các liên kết để nó đạt thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm (xuất hiện ở 10 kết quả đầu tiên).

Mỗi khi có một yêu cầu tìm kiếm nào từ người dùng, máy tìm kiếm sẽ bắt đầu xử lý các truy vấn đó. Nghĩa là so sánh các truy vấn tìm kiếm (search query) với các trang đã được đánh chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của nó. Khi có bất kỳ truy vấn tìm kiếm nào được thực thi, thực tế là có hàng triệu hoặc hàng tỷ trang có chứa những nội dung liên quan, lúc đó máy tìm kiếm sẽ bắt đầu áp dụng một số thuật toán để tính toán giá trị nội dung phù hợp với các truy vấn tìm kiếm nhất để có thể được hiển thị.

Mỗi máy tìm kiếm đều có những thuật toán khác nhau để tính toán các nội dung phù hợp. Mỗi thuật toán đều có những vai trò khác nhau để phân tích các nội dung phù hợp dựa vào mật độ từ khóa (Keyword Density), liên kết (Links) hoặc các thẻ meta trong nội dung HTML (Metatags). Đó là lý do tại sao mà các cỗ máy tìm kiếm Google, Yahoo hay Bing đều đưa ra những kết quả khác nhau mặc dù chúng ta chỉ tìm kiếm trên tất cả chỉ với một từ khóa duy nhất. Ngoài ra, có một thực tế quan trọng mà bạn cần phải biết đó là các thuật toán của nó luôn được thay đổi liên tục, vì vậy nếu muốn trang của bạn luôn luôn được hiển thị ở những trang đầu tiên thì cần phải áp dụng một số thủ thuật để thay đổi website sao cho thích ứng với các thuật toán mới. Đây là một trong những yếu tố mấu chốt đối với những người làm nghề SEO nhằm cạnh tranh khách hàng.

Lợi ích của SEO

SEO bao gồm rất nhiều lợi ích mà nếu bạn đang là một nhà phát triển website hay đầu tư thì không nên bỏ qua nó. Nếu như bạn vẫn còn hoài nghi về các lợi ích của SEO mang lại thì hãy cùng mình điểm qua một vài ví dụ dưới đây.

Tiết kiệm chi phí

Như các bạn đều biết thì Google có một dịch vụ hiển thị quảng cáo ở trang đầu trong kết quả tìm kiếm mà chúng ta phải trả tiền cho mỗi lượt click vào (Pay Per ClickPPC) có tên là Google Adword. Đây có thể là một dịch vụ rất tốt để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho website nhưng hãy làm phép tính đơn giản sau đây:

Bạn đặt 1$ cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo, trong một ngày bạn có được 200 lượt nhấp chuột vào quảng cáo thì bạn phải trả với số tiền 200$. Tức là mỗi tháng bạn sẽ phải mất 6.000$ và 72.000$ mỗi năm cho chi phí quảng cáo bằng công cụ này. Khủng chưa!!!!

Sự thật là chi phí trả quảng cáo như thế này có thể là khoảng vài cent cho một lượt nhấp chuột, nhưng giá trung bình của nó thông thường là 1$ và nếu bạn mua các từ khóa có sự cạnh tranh cao hơn thì bạn phải trả thêm tiền. Đó chưa kể là nếu mỗi ngày có 200 lượt nhấp chuột vào website thì chắc gì bạn đã thu lợi được 250$ hay 300$?

Vì vậy, nếu như bạn muốn hiển thị website ở trên đầu trong trang kết quả tìm kiếm mà không mất quá nhiều chi phí đó là sử dụng các dịch vụ SEO hoặc bạn tự SEO nếu có khả năng. Đó được hiểu là một cách đầu tư dài hạn và bạn sẽ không phải mất tiền mỗi ngày như sử dụng hình thức quảng cáo PPC của Google Adword.

Nhắm đến đối tượng người dùng cụ thể

So với các hình thức quảng cáo trên mạng thông thường như đăng quảng cáo ở các website khác. Bạn sẽ không thể kiểm soát được đối tượng người dùng tiềm năng của mình. Bằng cách lựa chọn từ khóa phù hợp, mỗi khi có ai lên Google tìm kiếm một thông tin về một dịch vụ nào đó mà họ chắc chắn muốn sử dụng thì bạn sẽ vô cùng may mắn khi hiển thị ngay trang đầu của kết quả tìm kiếm. Từ đó họ sẽ nhấp vào liên kết của bạn và cơ hội người đó trở thành khách hàng của bạn là 70% nếu như bạn có những thông tin tốt về một loại hình dịch vụ mà họ cần.

Nhận một lượng truy cập lớn

Bạn hãy tưởng tượng xem mỗi ngày có bao nhiêu người tìm kiếm với từ khóa “nghe nhạc hay“, “mua laptop rẻ” hoặc “hình ảnh đẹp“? và nếu bạn xuất hiện trên trang đầu của những từ khóa đó thì chắc chắn 99,99% bạn nhận được một lượt truy cập mỗi khi có một người tìm kiếm. Lấy một ví dụ gần nhất, mỗi ngày Thach Pham Blog cũng nhận được khoảng gần 300 lượt truy cập từ máy tìm kiếm, chưa kể các lượt truy thông qua các hình thức khác. Và tất nhiên, mình không hề đăng quảng cáo ở đâu cả mà chỉ lo mỗi việc viết bài và tối ưu hóa bài viết cho thân thiện với các truy vấn tìm kiếm mà thôi.

 Lợi ích lâu dài

Như mình đã nhắc ở trên, nếu bạn sử dụng các chương trình quảng cáo PPC để quảng bá website trên máy tìm kiếm thì bạn phải trả tiền mỗi ngày. Liệu bạn có thể trả chi phí đó suốt 5 năm, 10 năm hay cả cuộc đời bạn? Nhưng một khi bạn đã áp dụng SEO vào website một cách có hiệu quả, website của bạn sẽ luôn nằm trên top tìm kiếm mà bạn không cần phải trả chi phí nào để duy trì nó. Trừ khi có một đối thủ khác SEO tốt hơn bạn.

Bạn hiểu chúng ta học SEO để làm gì rồi chứ? Nếu như bạn muốn tìm hiểu sơ qua về nghề SEO thì coi như là bạn đã nắm được kiến thức mình cần, nhưng nếu như bạn muốn học SEO thì nhiêu đây chưa thấm thía gì đâu, vì còn một số thuật ngữ và các kiến thức cơ bản khác mà bạn cần phải biết.

SEO Mũ Trắng và SEO Mũ Đen là gì?

Cũng giống như hacker, giới làm SEO được chia ra làm 2 loại được gọi là White Hat SEOBlack Hat SEO. Nếu như bạn hiểu các hacker mũ đen và hacker mũ trắng khác nhau về mục đích sử dụng kỹ năng của mình thì trong SEO không phải là như vậy. SEO mũ trắng và SEO mũ đen đều có một mục đích duy nhất: Đưa các liên kết của một website nào đó lên trang đầu. Nhưng sự khác nhau của nó ở đây là cách thức để họ đạt được kết quả đó.

Thế nào là SEO Mũ Trắng?

Nghe cái tên là đã thấy sự “trong trắng” và minh bạch rồi. SEO mũ trắng nghĩa là những người tối ưu hóa các liên kết để chúng có thứ hạng cao trên các kết quả tìm kiếm một cách hợp pháp và lành mạnh về cả đạo đức lẫn kỹ thuật. Phương pháp SEO mũ trắng không chỉ tăng thứ hạng các liên kết một cách hợp pháp mà nó còn có thể giữ vững thứ hạng của mình một cách lâu dài. Cũng giống như kinh doanh, nếu bạn làm mọi thứ đều minh bạch và hợp pháp thì sẽ mất khá nhiều thời gian để chăm sóc quá trình SEO của mình, nhưng bù lại bạn sẽ yên tâm hơn khi không phải lo sự trừng phạt của các máy tìm kiếm vì các vấn đề gian lận. Nói tóm gọn lại, các chiến thuật và thủ thuật SEO mũ trắng nghĩa là tuân thủ các quy định và nguyên tắc của máy tìm kiếm. Các phương pháp này đơn thuần là trình bày và tối ưu hóa nội dung website cho thân thiện với các bot tìm kiếm trong quá trình crawl và index nội dung. Đồng thời các nội dung cũng được tối ưu hóa rõ ràng để truyền tải những thông tin có giá trị đến người dùng.

Nhưng….nếu website bạn có nội dung kém chất lượng. Thì các phương pháp SEO mũ trắng hầu như không có tác dụng, đơn giản vì nội dung đó không có giá trị cho người dùng. Còn nếu anh đã kém rồi mà vẫn muốn leo lên đầu người khác ngồi thì bắt buộc anh phải gian lận thôi, đó được gọi là SEO mũ đen.

Thế nào là SEO Mũ Đen?

Nếu như bạn đã đọc qua định nghĩa SEO mũ trắng thì cũng có thể đoán ra SEO mũ đen là gì. SEO mũ đen nghĩa là sử dụng các phương pháp gian lận, thủ đoạn để phá vỡ các rào cản quy định của các máy tìm kiếm nhằm đưa mình lên những trang đầu của các kết quả tìm kiếm. Thông thường giai đoạn SEO mũ đen sẽ đưa website lên top 10 ở trang tìm kiếm nhanh hơn rất nhiều (thậm chí chỉ cần vài ba ngày cho một từ khóa quan trọng) so với SEO mũ trắng. Tuy nhiên không bao lâu sau, các website áp dụng phương thức SEO gian lận này sẽ bị các công cụ tìm kiếm trừng phạt, và đó là cái giá mà họ phải trả. Các website đó có thể bị đánh giảm thứ hạng, bị kiểm soát chặt chẽ trong quá trình SEO hoặc tệ hại hơn nữa là tên miền của website đó mãi mãi không thể nào xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.

Quy trình tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)

Một quy trình SEO có thể được chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng đối với mình, SEO bao gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1. Phân tích từ khóa (Keyword Analysis)

Có nhiều người hỏi tại sao lại cần phải phân tích từ khóa trước khi SEO. Câu trả lời đơn giản dành cho bạn là chúng ta cần nên biết sẽ đưa website lên top kết quả tìm kiếm bằng từ khóa nào và các từ khóa đó có thật sự mang lại lợi ích cho chúng ta hay không, nghĩa là có nhiều người tìm kiếm nó hay không.

Giai đoạn 2. Phát triển nội dung

Một website không thể nào SEO tốt hoặc đúng chuẩn nếu không có nội dung chất lượng, bởi vì mục đích của SEO chính là tối ưu website/nội dung cho thân thiện với bot tìm kiếm để nó đánh giá bài mình tốt hơn mà có được thứ hạng cao nhất.

Giai đoạn 3. SEO On-Page

Sau khi đã có những từ khóa quan trọng thông qua quy trình phân tích, những người làm SEO sẽ tiến hành tối ưu hóa nội dung trên website để trở nên thân thiện với bot tìm kiếm trong việc thu thập dữ liệu (crawling) và đánh chỉ mục (indexing) thông qua các công việc như tối ưu hóa cấu trúc URL, tối ưu hóa thẻ title, sử dụng thẻ heading (h1, h2, h3..v.v..) hợp lý, tối ưu hóa thẻ meta descriptions, sử dụng một mật độ từ khóa nhất định vào nội dung, tạo sitemap..v.v..

Giai đoạn 4. SEO Off-Page

Đúng như với tên gọi của nó, quy trình SEO này sẽ không tối ưu hóa trực tiếp lên website mà là cải thiện thứ hạng của website bằng các liên kết trỏ về website của mình (backlinks). Nghĩa là nếu như website bạn có càng nhiều backlinks thì thứ hạng website càng cao hơn, đồng thời Page Rank cũng sẽ được cải thiện.

Nhưng có một điều mà bạn cần nên biết đó là không phải backlink nào cũng có chất lượng. Các backlinks trỏ về từ các website đang bị Google phạt, hay các backlinks mang thuộc tính nofollow hầu như không có giá trị cải thiện thứ hạng. Các backlink có chất lượng là những backlink mang thuộc tính dofollow và được xuất hiện trên những trang web lớn, uy tín và đặc biệt là các website chuyên về mảng giáo dục và báo chí. Ngoài ra còn có một số danh mục website có thể mang lại các backlink chất lượng cao như Dmoz hay Yahoo Directory.

Một số thuật ngữ SEO quan trọng

Cũng như một lĩnh vực chuyên môn khác, SEO có rất nhiều thuật ngữ quan trọng được sử dụng thường xuyên. Nếu bạn thật sự quan tâm về SEO thì cũng nên biết qua một vài thuật ngữ thông dụng dưới đây. Đừng lo bạn không hiểu gì về nó, có thể đây là những thông tin bổ ích cho bạn sau khi bạn đã nắm vững các kiến thức SEO cơ bản.

Lời kết

Nãy giờ chúng ta đã đọc qua khá nhiều các định nghĩa về SEO rồi, nhưng bạn đã hiểu ra SEO chính xác là gì chưa? Nói nhỏ nhé, SEO nghĩa là “spam máy tìm kiếm”  :adore: . Chúng ta sẽ “spam” các nội dung có giá trị và ép bot tìm kiếm phải đọc các nội dung đó để đưa lên máy tìm kiếm nhằm cung cấp những thông tin có giá trị cho người dùng. Trong bài viết mình đã có nhắc qua phương thức SEO mũ đen, và theo gợi ý của mình thì đừng nên cố gắng áp dụng các phương thức SEO mũ đen nhằm đánh lừa máy tìm kiếm vì cái giá bạn phải trả sẽ đắt hơn nhiều so với những gì mà bạn nhận được trong thời gian ngắn. Bắt đầu từ bài viết này, mình sẽ tiến hành bổ sung những bài viết hướng dẫn chi tiết đi theo từng phần để những ai có nhu cầu tìm hiểu SEO tham khảo. Hy vọng mình sẽ được gặp lại các bạn ở các bài viết về SEO tiếp theo.

// // //